Liên quan tới Đế quốc La Mã Đông_phương_Hy_Lạp_và_Tây_phương_Latinh

Trong ngữ cảnh cổ đại cổ điển, "Đông phương Hy Lạp" đề cập đến các tỉnh và quốc gia chư hầu của Đế quốc La Mã mà lingua franca chủ yếu là tiếng Hy Lạp. Khu vực này bao gồm bán đảo Hy Lạp và một số phần khác của bán đảo Balkan, các tỉnh xung quanh Hắc Hải, vùng Bosphorus, toàn bộ Tiểu Á (trong nghĩa lỏng lẻo nhất còn bao gồm Cappadocia và kéo dài tới Tiểu Armenia), Magna Graecia (đảo Sicilia và miền nam bán đảo Italia), cũng như các tỉnh khác ở rìa phía Đông Địa Trung Hải (Iudaea, Syria, CyrenaicaAi Cập). Các khu vực này từng là thuộc địa hay do người Hy Lạp cai trị trong thời kỳ Hy Lạp hóa, tức là cho tới khi người La Mã chinh phạt.

Bắt đầu Hậu kỳ cổ đại, với việc tổ chức phân chia lại các tỉnh của hoàng đế Diocletianus (trị vì 284-305), khái niệm "Đông phương Hy Lạp" dần trở nên tương phản với "Tây phương Latinh". Do đó, Đông phương Hy Lạp đề cập đến khu vực nói tiếng Hy Lạp như đề cập ở trên (sau 395 hầu như tương đương với Đế quốc Đông La Mã), tương phản với khu vực tiếng Latinh là Tây Âu, Italia (trừ vùng Katepaníkion Italías) và Tây Bắc Phi châu (sau 395 hầu hết thuộc Đế quốc Tây La Mã).[1]